Tìm hiểu về tên miền

Trước khi đăng kí một tên miền cá nhân hay cho công ty, doanh nghiệp, quí khách hàng hãy cùng tìm hiểu và nắm được các thông tin quan trọng về tên miền.

1.Tên miền là gì ? Giữa tên miền và thương hiệu có mối liên hệ như thế nào?*

Tên miền (theo TT09/2008/TT-BTTTT): là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”

Ví dụ: vietsi.vn ; google.com; dantri.com.vn

Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Như vậy, tên miền và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau. Nhưng trên thực tế, thương hiệu bảo vệ công việc kinh doanh trong xã hội thực, còn tên miền bảo vệ thương hiệu trong xã hội ảo trên mạng internet. Như vậy, đăng ký tên miền có thương hiệu thực chất cũng là bảo vệ công việc kinh doanh của mỗi chủ thể.

2 .Cấu trúc tên miền?

Cấu trúc tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.)

Tên miền cấp cao nhất (dãy ký tự cuối cùng):

Tên miền cấp cao nhất (TLD) gồm tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD).

* Tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) bao gồm các tên miền sau: .COM; .NET; .EDU; .ORG; .INT; .BIZ; .INFO; .NAME; .PRO; .AERO; .MUSEUM; .COOP và những tên miền chung cấp cao nhất khác theo quy định của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet.

* Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) bao gồm các tên miền được quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia [ISO3166]. Các tên miền quốc gia cấp cao nhất thay đổi khi có thêm các quốc gia, lãnh thổ mới hoặc khi sáp nhập các quốc gia lại với nhau.

Tên miền (dãy ký tự) cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 là các tên miền theo trật tự nằm dưới tên miền cấp cao nhất. Tên miền tối thiểu phải có 2 cấp: cấp 2 và cấp cao nhất.

Tên miền quốc tế là tên miền dưới tên miền chung cấp cao nhất gTLD và tên miền quốc gia cấp cao nhất ccTLD ngoài tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” .

3.Ý nghĩa của một số tên miền phổ biến

Theo ý nghĩa tên miền có thể chia tên miền thành các loại sau:

    • .AERO :     Tên miền sử dụng cho ngành hàng không
    • .ASIA :      Tên miền sử dụng cho châu Á
    • .BIZ :        Tên miền sử dụng cho thương mại trực tuyến
    • .COM :      Tên miền Website thương mại
    • .COOP :     Tên miền sử dụng cho các liên hiệp, liên đoàn, hợp tác xã
    • .EDU :       Tên miền sử dụng cho lĩnh vực giáo dục
    • .EU :         Tên miền sử dụng cho khối liên minh châu Âu
    • .GOV :       Tên miền sử dụng cho các tổ chức chính phủ
    • .HEALTH :  Tên miền Website về sức khỏe, y tế
    • .INFO :       Tên miền Website thông tin
    • .MOBI :       Tên miền sử dụng cho lĩnh vực điện thoại
    • .MUSEUM :  Tên miền sử dụng cho các bảo tàng
    • .NAME :      Tên miền sử dụng cho các trang cá nhân
    • .NET : Tên miền sử dụng cho các công ty về Network hay nhà cung cấp dịch vụ mạng
    • .MIL :  Tên miền sử dụng cho quân đội
    • .ORG : Tên miền sử dụng cho chính phủ hay các tổ chức , nhóm,...
    • .PRO : Tên miền sử dụng cho các tổ chức nghề nghiệp
    • .TV :    Tên miền Website truyền hình trực tuyến
    • .WS :   Tên miền sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân (Samoa)

4.Nguyên tắc đăng ký tên miền? Những lưu ý để chọn được một tên miền tốt nhất?

Nguyên tắc chung:

    • Tên miền không được vượt quá 63 ký tự.
    • Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
    • Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
    • Không thể bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).

Để có một tên miền tốt, Quý khách nên lưu ý các điểm sau:

Tên miền càng ngắn càng tốt

Trừ khi Quý khách muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty Quý khách, Quý khách nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được (msn.com, hp.com, ...). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo...

Tên miền phải dễ nhớ

Điều quan trọng đối với một tên miền đó chính là phải nằm trong trí nhớ của khách hàng. Vì thế, một tên miền giàu âm điệu, dễ đọc, dễ nhớ là hết sức cần thiết. Hãy đọc tên miền của Quý khách nhiều lần, nếu Quý khách có thể đọc nhuần nhuyễn không bị vấp, thì đó là một lựa chọn tốt

Ví dụ: yahoo.com, alibaba.com

Tên miền không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, Quý khách có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của Quý khách cần phải dễ đọc khi Quý khách phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của Quý khách ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.

Tên miền khó viết sai

Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp Quý khách dài hoặc rắc rối, Quý khách sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của Quý khách để chỉ đến một website khác.

Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Quý khách

Hãy tìm một cái tên phản ánh chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp Quý khách đồng thời nên sử dụng những đuôi tên miền có ý nghĩa phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

Ví dụ: Công ty TB, hoạt động lĩnh vực khách sạn

Thích hợp nhất là: TBhotel.com hoặc TBhotel.com.vn

Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của Quý khách là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho Quý khách. Nếu Quý khách muốn nhấn mạnh doanh nghiệp Quý khách ở một quốc gia, Quý khách sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của Quý khách.

5.Hệ thống tên miền (Domain name system - viết tắt là "DNS") và nhiệm vụ của DNS là gì?*

Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng của nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền.

Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt, file này được trung tâm thông tin mạng NIC ( Network Information Center ) ở Mỹ lưu giữ. Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miền.

Hỗ trợ

-->